Trên thị trường máy CNC hiện nay đặc biệt là máy Plasma CNC và máy Laser Fiber, có 2 loại động cơ chính mà nhà sản xuất thường hay sử dụng nhiều nhất đó là động cơ bước ( STEP ) và động cơ Servo, Mỗi động cơ đều có ưu và nhược điểm riêng của mình, vậy động cơ nào sẽ vừa đem lại hiệu quả về chất lượng sản phẩm cũng như về hiệu quả kinh tế thì Sơn Vũ sẽ giúp bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Kiến thức cơ bản về động cơ bước và động cơ Servo
Động cơ bước là loại đông cơ không tiếp xúc trượt, có từ 50 – 100 điểm cực, động cơ này thường không được mã hóa , vì chúng có thể di chuyển chính xác đến các vị trí của gần 100 điểm cực từ trong động cơ.
Động cơ Servo là loại chỉ có từ 4 – 12 điểm cực, Tuy nhiên động cơ này lại được mã hóa để có thể kiểm soát, xác định vị trí các điểm cực bên trong. Động cơ Servo được vận hành bằng việc đọc các dữ liệu từ các tín hiệu khác nhau của bộ mã hóa động cơ và vị trí được điều khiển.
So sánh động cơ bước và động cơ Servo
Động cơ Servo
Động cơ servo là loại động cơ đồng bộ 3 pha sử dụng lõi từ là nam châm vĩnh cửu thường được điều khiển bằng cách driver chuyên dụng cùng hãng với khả nay chạy tốc độ lẫn vị trí với động chính xác cao. Khi sử dụng servo thì nếu hư hỏng motor hoặc driver thì thường bắt buộc phải tìm hàng đúng mã, đúng hãng mới tương thích để thay thế.
Khi so sánh về tính năng thì động cơ Servo tỏ ra ưu việt hơn khi sử dụng thuật toán điều khiển có kiểm soát dựa trên sự phản hồi của cảm biến tốc độ( thường là encoder, relsover) nên giúp cho kết quả điều khiển tốc độ hay vị trí đạt chất lượng cao hơn.
Ưu điểm động cơ Servo:
- Nếu tải đặt vào động cơ tăng, bộ điều khiển sẽ tăng dòng tới cuộn dây động cơ giúp tiếp tục quay. Tránh hiện tượng trượt bước như trong động cơ bước.
- Có thể hoạt động ở tốc độ cao.
Động cơ bước ( STEP )
động cơ motor bước hay còn gọi là step là 1 dạng động cơ 1 chiều hoặc xoay chiều, được thiết kế để có thể quay được những bước rất nhỏ dựa vào thiết kế của những cuộn dây bên trong. Động cơ bước có thể được sử dụng với nhiều loại driver khác nhau không cần hãng tương thích.
Động cơ bước được thiết kế vi bước dựa trên sự bố trí của các cuộn dây và điều khiển vòng hở nên dẫn tới khi chạy ở tốc độ cao và tải nặng có thể dẫn tới tình trạng mất bước điều khiển không chính xác.
Ưu điểm động cơ Bước:
- Động cơ bước có thể điều khiển chính xác góc quay.
- So với động cơ servo thì động cơ bước có giá thành thấp hơn nhiều
- Động cơ bước hoạt động ổn định, bền bỉ, tuổi thọ lâu dài
- Động cơ bước có thể dễ dàng lắp đặt, thay thế
- Động cơ bước có khả năng cung cấp mô men xoắn lớn ở dải vận tốc trung bình và thấp
Tham khảo thêm:
Bảng so sánh đặc điểm cơ bản
Động cơ bước | Động cơ servo | |
Mạch Driver | Đơn giản người dùng có thể chế tạo chúng | Mạch phức tạp. thông thường người dùng phải mua mạch Driver từ các nhà sản xuất |
Nhiễu và rung động | Đáng kể | Rất ít |
Tốc độ | Chậm (tối đa 1000-2000 rpm) | Nhanh hơn (tối đa 3000-5000 rpm) |
Hiện tượng trượt bước | Có thể xảy ra (Nếu tải quá lớn) Khó xảy ra | Khó xảy ra (Động cơ vẫn chạy trơn tru nếu tải đặt vào tăng) |
Phương pháp điều khiển | Vòng hở (không encoder) | Vòng kín (có encoder |
Giá thành (Động cơ + driver) | Rẻ | Đắt |
Độ phân giải | 2 pha PM: 7.5° (48 ppr) 2 pha HB: 1.8° (200 ppr) hoặc 0.9° (400 ppr) 5 pha HB: 0.72° (500 ppr) hoặc 0.36° (1000 ppr) | Phụ thuộc độ phân giải của encoder. Thông thường vào khoảng 0.36° (1000ppr) – 0.036° (10000ppr) |
Sau hơn 10 năm nghiên cứu chế tạo, nhận thấy sự phù hợp cũng như những tính năng ưu Việt phù hợp với môi trường gia công cơ khí Sơn Vũ đã tích hợp động cơ Servo lên 2 sản phẩm chính của mình là máy Plasma CNC và máy Laser Fiber, ở cả hai dòng máy động cơ Servo đều cho thấy rõ khả năng và ưu điểm giúp nâng cao hiệu quả trong cả chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế mang lại cho khách hàng.
=> Xem thêm sản phẩm: máy cắt plasma cnc, máy cắt laser fiber, nguồn laser fiber ,máy hàn laser fiber cầm tay, cắt gia công